Tiêu chí đánh giá của tiêu chuẩn UL

Tìm hiểu thêm về tiêu chí đánh giá của tiêu chuẩn UL ?

Chúng ta thường thấy logo “UL” được in trên rất nhiều vật dụng, thiết bị trong nhà hay tại nơi làm việc. Nhưng ngoài cái cảm giác hơi mơ hồ tin tưởng vào thứ bạn mua có in một logo nhỏ, tròn, thì bạn có biết chứng nhận UL có ý nghĩa thực sự như thế nào? Và làm thế nào để đánh giá, phân biệt đâu là một nhãn UL thật?

UL (Underwriters Laboratories) là một công ty tư vấn và cấp chứng nhận, có trụ sở tại Northbrook, Illinois, Hoa Kỳ. UL cung cấp các chứng nhận đảm bảo an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra, kiểm toán, tư vấn, đào tạo cho nhiều loại khách hàng, bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, hoạch định chính sách, nhà quản lý, các công ty dịch vụ và người tiêu dùng.

Được thành lập bởi William Henry Merrill vào năm 1894, UL có tên gọi là Underwriters Electrical Bureau. Đến nay, UL đã có 64 phòng thí nghiệm, có văn phòng tại 46 quốc gia và cung cấp chứng nhận cho 104 nước trên toàn thế giới.

Vì sao danh mục UL có ý nghĩa quan trọng?

UL là một bên thứ ba, hoạt động đánh giá của họ được tiến hành không vì lợi ích của tổ chức, cũng không vì lợi ích tài chính đối với sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng có thể tin tưởng con dấu do UL phê duyệt là hoàn toàn khách quan, không chịu bất kỳ tác động nào từ phía nhà sản xuất, và là danh mục thật sự uy tín.

Để đảm bảo các sản phẩm được phê duyệt luôn đạt chuẩn an toàn, UL liên tục thử nghiệm các sản phẩm đó sau khi đã liệt kê chúng vào danh mục an toàn. Theo thời gian, các nhà sản xuất có sản phẩm liệt kê trong danh mục sẽ được UL tiến hành kiểm tra và đánh giá lại mà không thông báo trước. Nếu một sản phẩm nào đó không duy trì được các tiêu chuẩn an toàn của UL, sẽ bị loại ra khỏi danh mục.

Bài Viết Liên Quan