Quy trình thử nghiệm hiệu quả chữa cháy Hệ thống chữa cháy bằng khí tự động kích hoạt – Khí HFC – 227ea”

Quy trình thử nghiệm hiệu quả chữa cháy Hệ thống chữa cháy bằng khí tự động kích hoạt – Khí HFC – 227ea”

A.1 Tổng quan
A.1.1 Bình chữa cháy tự động phải tự xả chất chữa cháy tràn ngập trong phòng khi thử
nghiệm theo các yêu cầu trong A.1.2 – A.4.2 ở các giới hạn thiết kế và các trường hợp lắp đặt
điển hình.
A.1.2 Khi thử nghiệm theo mô tả trong Điều A.3, thiết bị của hệ thống chữa cháy phải dập tắt
được tất cả các ngọn lửa nhìn thấy được trong 30 s sau khi kết thúc việc phun khí chữa cháy.
A.1.3 Khi thử nghiệm theo mô tả trong A.4, bình chữa cháy tự động phải kích hoạt và dập tắt
đám cháy thử trong vòng 1 phút sau khi đốt nhiên liệu cháy.
A.1.4 Các thử nghiệm theo mô tả trong A.2 – A.4.2 đánh giá mục đích sử dụng và các giới hạn
của hệ thống chữa cháy, bao gồm:
a) Diện tích bảo vệ
c) Bố trí của thiết bị trong phòng cần được bảo vệ;
d) Thể tích lớn nhất có thể ứng dụng
Nồng độ chất chữa cháy cho mỗi phép thử được tính ở mức 83.34% nồng độ thiết kế dự kiến
sử dụng theo điều 4.3.2, tại nhiệt độ 21°C trong phòng thử.
A.2 Trang bị thử nghiệm
A.2.1 Phòng thử nghiệm:
a) Kết cấu phòng thử nghiệm:
Các phòng thử nghiệm được xây dựng trong nhà hoặc ngoài nhà sử dụng ván ép dày tối thiểu
9.5mm hoặc các vật liệu tương đương. Kết cấu phòng phải cho phép quan sát bằng mắt
thường sự chữa cháy từ bên ngoài phòng. Phòng thử phải được duy trì ở nhiệt độ 21 ±2.8°C,
trước khi đốt nhiên liệu thử. Phòng thử có kích thước dài (a) x rộng (b) x cao (H)
b) Một vách ngăn được lắp đặt giữa trần và sàn tại điểm giữa của phòng thử. Vách ngăn được
đặt vuông góc với hướng xả của đầu phun, và chiếm 20% chiều dài hay chiều rộng của phòng
thử, tùy theo vị trí lắp đặt của bình chữa cháy.
c) Các lỗ mở có thể đóng được phải được bố trí trực tiếp phía trên hoặc bên cạnh của can thử
để thông gió trước khi hệ thống kích hoạt.
d) Phòng thử được bố trí 02 lỗ mở hình vuông, có diện tích 300mm x 300mm (0.09m2) để
cung cấp Oxy cho đám cháy. Một lỗ hở được bố trí gần khay thử 500mmx 500mm(0.25 m2)
đặt tại góc phòng. Lỗ hở còn lại được bố trí trên tường phía đối diện trực tiếp với đám cháy
thử, cạnh trên của lỗ ở cách trần không quá 50mm.
e) Khi thực hiện thử nghiệm, ngay khi xả khí chữa cháy hoặc hệ thống tự kích hoạt xả khí
chữa cháy, các lỗ mở phải được đóng kín nhanh chóng.
A.2.2 Đặc tính kỹ thuật của heptan
Phải sử dụng n-heptan có các đặc tính sau:
a) Chưng cất
1) điểm sôi ban đầu: nhỏ nhất 900C;
2) điểm khô : lớn nhất 1000C;
b) Khối lượng riêng (ở 15,60C): 700 ± 50 kg/m3
A.2.3 Cốc n-heptan
Cốc chứa n-heptan thử nghiệm sử dụng thép có độ dày danh định tối đa 5.4mm (tương đương
SCH40), đường kính 76-89mm, cao tối thiểu 102mm, chứa heptan hoặc heptan và nước. Khi
TCVN 12314-1:2018
11
cốc thử bao gồm nước và n-heptan, lượng n-heptan trong cốc tối thiểu phải sâu 50mm, mực nheptan trong cốc phải cách miệng cốc tối thiểu 50mm.
A.2.5 Khay n-heptan
Khay thép vuông có diện tích đáy 0,25 m2, độ sâu 100 mm với chiều dày thành 6mm. Khay thử
phải chứa được 12,5 l heptan. Bề mặt của heptan thấp hơn bề mặt đỉnh khay 50 mm.
A.3 Thử nghiệm độ bao phủ của đầu phun chữa cháy
A.3.1 Bố trí thử nghiệm
A.3.1.1 Bình chứa khí chữa cháy tự động được giữ ở nhiệt độ hoạt động tối thiểu theo như tài
liệu hướng dẫn của nhà sản xuất trong 24h.
A.3.1.2 Thực hiện thử nghiệm với phòng thử có khối tích lớn nhất theo hiệu quả chữa cháy
của hệ thống thử nghiệm. Với mỗi hệ thống cần thực hiện 02 thử nghiệm với cùng thể tích
phòng:
a) Thử nghiệm với phòng có diện tích tối đa theo thông số công bố của nhà sản xuất
b) Thử nghiệm với phòng có chiều cao tối đa theo thông số công bố của nhà sản xuất
A.3.1.3 Bố trí phòng thử
Bố trí các cốc n-heptan (như mô tả tại điều A.2.4), được đặt trong vòng 5 cm từ góc của phòng
thử và thẳng phía dưới của vách ngăn, và được đặt đứng trong khoảng 30.5 cm cách trần
hoặc sàn của phòng thử, hoặc cả trên trần và sàn khi các vị trí đó có thể bố trí được.
A.3.2 Trình tự thử nghiệm
Thực hiện tối thiểu 01 lần phép thử sau đây với mỗi trường hợp theo điều A.3.1.2.a và
A.3.1.2.b.
Lỗ mở cạnh các cốc n-heptan (A.2.1.c) được mở. Đốt các cốc n-heptane cho cháy tự do trong
30s. Sau thời gian cháy tự do, đóng các lỗ mở và kích hoạt bình chữa cháy bằng tay và thực
hiện quan sát thời gian kích hoạt chữa cháy.
Thử nghiệm được coi là đạt khi các đám cháy nhìn thấy được được dập tắt trong thời gian 30s
kể từ sau khi kết thúc quá trình xả khí.
A.3.3 Ghi nhận kết quả thử nghiệm
Sau khoảng thời gian đốt cháy trước theo yêu cầu cần ghi lại các dữ liệu sau đối với mỗi thử
nghiệm:
a) Thời gian từ khi mở van bình chứa tới khi ngừng phun;
b) Thời gian yêu cầu để đạt được việc dập tắt đám cháy, tính bằng giây; thời gian này phải
được xác định bởi quan sát bằng mắt hoặc các phương tiện thích hợp khác;
c) Tổng khối lượng của khí chữa cháy được phun vào bên trong cấu kiện bao che thử;
d) Thời gian ngâm chất chữa cháy (thời gian từ khi kết thúc việc phun của hệ thống chữa
cháy tới khi mở cấu kiện bao che thử);
A.4 Thử nghiệm hoạt động tự động
A.4.1 Bố trí thử nghiệm
A.4.1.1 Các bình chứa khí chữa cháy tự động được giữ ở nhiệt độ hoạt động tối thiểu theo
như tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất trong 24h.
A.4.1.2 Thực hiện thử nghiệm với phòng thử có khối tích lớn nhất theo hiệu quả chữa cháy
của hệ thống thử nghiệm. Kích thước phòng thử đảm bảo trong các giới hạn do nhà sản xuất
công bố
A.4.1.3 Bố trí phòng thử
Các kiểm tra này được thực hiện với mỗi phòng sử dụng 02 khay thử n-heptane như mô tả tại
điều A.2.5 được đặt tại:
TCVN XXXX:2021
12
a) Tại giữa phòng thử; và
b) Trong vòng 2” (5cm) từ góc các xa bình chữa cháy nhất.
A.4.2 Trình tự kiểm tra
Lỗ mở cạnh các khay n-heptan (A.2.1.d) được mở. Đốt các khay n-heptane cho cháy tự do,
đóng cửa phòng thử. Thực hiện quan sát thời gian kích hoạt chữa cháy, ngay khi hệ thống tự
động kích hoạt xả khí chữa cháy, đóng kín các lỗ mở.
Thử nghiệm được coi là đạt khi:
a) Hệ thống tự động kích hoạt xả khí trong thời gian 60s kể từ thời điểm đốt cháy khay nheptane.
b) Các đám cháy nhìn thấy được được dập tắt trong thời gian 30s kể từ sau khi kết thúc
quá trình xả khí.
A.4.3 Ghi nhận kết quả thử nghiệm
Sau khoảng thời gian đốt cháy trước theo yêu cầu cần ghi lại các dữ liệu sau đối với mỗi thử
nghiệm:
a) Thời gian từ khi đốt nhiên liệu đến khi hệ thống tự động kích hoạt chữa cháy.
b) Thời gian yêu cầu để đạt được việc dập tắt đám cháy, tính bằng giây; thời gian này phải
được xác định bởi quan sát bằng mắt hoặc các phương tiện thích hợp khác;
c) Tổng khối lượng của khí chữa cháy được phun vào bên trong cấu kiện bao che thử;
d) Thời gian ngâm chất chữa cháy (thời gian từ khi kết thúc việc phun của hệ thống chữa
cháy tới khi mở cấu kiện bao che thử);

Bình chữa cháy khí sạch Hàn Quốc

Bình chữa cháy bằng khí sạch – Nhập khẩu bởi TNT Việt Nam

Bài Viết Liên Quan